CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

04/08/2022

Công nghệ thông tin là một trong những ngành hot ở hầu hết các nước trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên, để theo học ngành này cần có đủ đam mê và năng lực. Nếu không thích mà chỉ theo học như “trends” thì sẽ rất khó để thành công. Vì vậy, tổng hợp các môn học sau đây giúp bạn có thể phần nào hình dung được ngành mình theo sắp tới sẽ học những gì và cần trau dồi những kỹ năng gì để xác định được mình có thực sự thích ngành này hay không. Cùng theo dõi nhé!

1. Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) là ngành học sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.

2. Học ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Tùy vào từng trường mà ngành công nghệ thông tin có thể xét từng tổ hợp khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường đều xét theo 5 tổ hợp sau

  • - Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • - Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • - Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • - Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
  • - Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)

3. Các môn học của ngành công nghệ thông tin

Cũng như các ngành khác, trước khi học chuyên ngành đều phải trải qua các môn tại cương về chính trị, kỹ thuật, toàn như:

  • - Triết học Mac Lenin
  • - Lịch sử đảng
  • - Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • - Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • - Tiếng Anh căn bản
  • - Tin học văn phòng
  • - Toán cao cấp
  • - Xác suất thống kê
  • - Phương pháp nghiên cứu

Ngành công nghệ thông tin gồm những môn nào

Đối với các môn chuyên ngành và cơ sở ngành, tùy vào chuẩn đầu ra của mỗi trường mà có chương trình học các nhau. Dưới dây là các môn cơ sở ngành và chuyên ngành mà hầu hết trường nào cũng có trong chương trình đào tạo của mình.

  • - Lập trình hướng đối tượng
  • - Phát triển ứng dụng Web 
  • - Đồ họa máy tính
  • - Nhập môn lập trình
  • - Xử lý tín hiệu số
  • - Hệ quản trị CSDL
  • - Quản trị dự án phần mềm
  • - Hệ thống máy tính
  • - Lý thuyết Hệ điều hành
  • - Phát triển ứng dụng trên nền web
  • - Linux và phần mềm mã nguồn mở
  • - Quản trị mạng máy tính
  • - Hệ thống nhúng
  • - Ngôn ngữ lập trình tiên tiến (Java)
  • - An ninh mạng
  • - Phân tích và thiết kế HTTT
  • - Lâp trình Web
  • - Hệ điều hành
  • - Xử lý ảnh
  • - Nguyên lý hệ điều hành
  • - Cơ sở dữ liệu
  • - Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật
  • - Kiến trúc máy tính
  • - Đánh giá hiệu năng mạng
  • - Bảo trì máy tính & thiết bị ngoại vi

Ngoài ra còn có các môn đại cương về toán, lý, hóa như

  • - Toán 1, Toán 2, Toán 3
  • - Lý 1, Lý 2, Lý 3
  • - Hóa đại cương

4. Học công nghệ thông tin cần những yếu tố gì?

4.1. Kiên trì, nhẫn nại

Với bất kỳ ngành nghề nào, kiên trì và nhẫn nại là 2 yếu tố quan trọng nhất để thành công. Đặc biệt đối với ngành công nghệ thông tin, đây là một ngành không hề dễ chút nào, không phải cứ code là sẽ ra kết quả. Đôi khi bạn phải làm cả ngày nhưng vẫn chẳng đâu vào đâu. Nhưng đừng lo lắng, chỉ cần kiên trì và chăm chỉ, mọi thứ sẽ thay đổi nhanh thôi.

4.2. Cẩn thận

Đối với ngành công nghệ thông tin, bạn cần phải cẩn thận đến từng dấu chấm, dấu phẩy của đoạn code. Nếu không cẩn thận từng đoạn code bạn sẽ rất mất thời gian để tìm chỗ sửa lỗi. Vì chỉ cần sai 1 dấu chấm hoặc dấu phẩy thì đoạn câu lệnh đó của bạn sẽ không chạy.

4.3. Ham học hỏi trau dồi kiến thức

Công nghệ thông tin là ngành cực kỳ nhanh thay đổi. Các thiết bị công nghệ số thay đổi liên tục theo thời gian Vì vậy, hằng ngày bạn phải tiếp xúc với lượng kiến thức cực kỳ lớn. Nếu không có tinh thần học hỏi và cầu tiến, bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi nghề.

4.4. Khả năng làm việc nhóm

Một chương trình khi được viết ra, không phải chỉ nhờ một người mà là nhờ công của một nhóm người. Vì nhiều cái đầu làm việc cùng một lúc lúc nào cũng hơn một cái đầu. Mỗi người sẽ chuyên code một đoạn chức năng riêng, sau đó ghép từng đoạn code lại với nhau. Tuy nhiên, những đoạn code đó cần phải có sự liên kết và thống nhất với nhau về cấu trúc. Chính vì vậy, nếu không có khả năng làm việc nhóm, bạn sẽ khó có thể hòa nhập với mọi người để làm tốt phần nhiệm vụ của mình.

4.5. Đam mê

Ngành nào cũng cần có sự yêu thích và đam mê mới theo tới cùng đươc. Và Công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ. 

Các bạn theo ngành này phải cực kỳ yêu thích nó mới có thể theo được. Vì đây là ngành vừa khó, vừa có sự cạnh tranh mà còn lại vừa có kiến thức cực kỳ rộng lớn và nhanh thay đổi. nên nếu không thực sự yêu thích, bạn sẽ khó có thể bền với nghề được.

4.6. Thông minh và sáng tạo

Sự thông minh sáng tạo luôn được mong chờ ở ngành công nghệ thông tin. Vì cơ bản ngành công nghệ thông tin đã hay thay đổi và luôn cập nhật những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất và tối ưu nhất nên việc sáng tạo luôn được khuyến khích ở ngành này.

4.7. Có khả năng chịu được áp lực

Nếu bạn là người yêu sự tự do, thích làm việc thoải mái, không bị gò bó thì nên cân nhắc trước khi chọn ngành Công nghệ thông tin. Không chối bỏ những thú vị của ngành công nghệ thông tin nhưng áp lực từ ngành này cũng không hề nhỏ.

Học công nghệ thông tin cần những yếu tố gì?

 

Học công nghệ thông tin cần những yếu tố gì?

 

Khi theo ngành công nghệ thông tin, bạn phải luôn vận dụng đầu óc để giải quyết các vấn đề, đôi khi phải ngồi trên máy tính đến 15 giờ một ngày để hoàn thành công việc. Cũng có những lúc bạn ngồi cả ngày nhưng không việc lại không có kết quả.

 

Những lúc này bạn sẽ cực kỳ áp lực và mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn ngành co

 

5. Học CNTT thì ra trường làm gì?

 

Cơ hội nghề nghiệp cho ngành Công nghệ thông tin rất đa dạng. Bạn có thể ra “hành nghề” theo các chuyên ngành mà mình định hướng như

 

  • - Làm về mạng máy tính
  • - Làm về bảo mật máy tính 
  • - Hệ thống thông tin
  • - Lập trình viên CNTT (tạo lập các trang web; làm ra các ứng dụng, phần mềm…)
  • - Chuyên viên quản trị hệ thống, quản lý cơ sở dữ liệu
  • - Tester – Nhân viên kiểm thử (kiểm tra chất lượng của các sản phẩm công nghệ, tìm ra và khắc phục các lỗi phát sinh…)
  • - Giảng viên CNTT ở các trường Đại học, Cao đẳng…
  • - Nhân viên thiết kế đồ họa; làm banner, áp phích quảng cáo…
  • - Làm về phát triển phần mềm
  • - Tư vấn thiết kế các giải pháp mạng
  • - Bảo trì thiết bị máy tính
  • - Làm trong các công ty gia công phần mềm, công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, công ty cung cấp dịch vụ internet,…
  • - Làm ở các bộ phận vận hành, quản trị mạng
  • - Tham gia giảng dạy ở các trường đại học

 

 

 

 

 

 

VTV-NEWS

(vietnamnet.vn)