Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Trong 02 năm qua, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn nhân loại về việc chuyển đổi nhanh về nhận thức cũng như hành động về chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực và phạm vi toàn cầu hóa. Không chỉ còn là việc của một khu vực hay một quốc gia nào đó. Vì vậy, chuyển đổi số đòi hỏi chuẩn bị nguồn nhân lực để đáp ứng. Bài viết này tập trung làm rõ sự cần thiết và quan trọng của ba ngành học đóng vai trò là động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội, đòi hỏi sự thích ứng nhanh từ phía các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để bắt kịp những công nghệ hiện đại.
Thứ nhất: lĩnh vực truyền thông số, các chuyên gia nhận định, sự kết nối giữa Việt Nam và thế giới đã mở rộng rất nhiều so với trước đây và phần lớn nhờ vào các tiến bộ về công nghệ truyền thông.
“Kinh tế thế giới đang tăng trưởng theo hình chữ “K”. Trong khi một số doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 thì lại có những doanh nghiệp tận dụng được sự thay đổi thế giới để phát triển vượt bậc. Các doanh nghiệp không kịp thay đổi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản hoặc bị bỏ lại phía sau mặc dù họ từng là người dẫn đầu thế giới”.
Những nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực cũng đã khẳng định vai trò rất quan trọng của truyền thông số hiện nay và cũng chỉ ra sự thiếu hụt về nhân lực chất lượng cao ngành này để đáp ứng cho sự phát triển của kinh tế số Việt Nam trong các công trình của mình cũng như trong các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học.
Thứ hai: lĩnh vực công nghệ tài chính (Finance-tech), những biến đổi của công nghệ số và những tác động của đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hiện Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực Finance-tech. Việt Nam cũng có khả năng xuất khẩu năng lực và giải pháp Finance-tech ra thế giới. Với thế mạnh và tiềm năng phát triển trong thời gian tới, nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành này sẽ tăng cao.
Thứ ba: ngành Công nghệ thông tin, các chuyên gia đều cho rằng, ngành này đang có nhu cầu nhân lực lớn với mức lương cao, tăng tối thiểu 50% mỗi năm. Do đó đây sẽ là ngành nghề triển vọng trong tương lai”. Trong đó, xu hướng phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin ứng dụng sẽ là những mục tiêu cần về số lượng và chất lượng đội ngũ. Khoa công nghệ thông tin - trường Đại học Mỏ - Địa chất với bề dày lịch sử 20 năm hình thành và phát triển theo định hướng đào tạo nguồn nhân lực các chuyên ngành về lĩnh vực khoa học trái đất, công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, công nghệ thông tin địa học, mạng máy tính,... với kỹ năng đầy đủ về các khoa học tiên tiến, những ứng dụng về kỹ thuật sẽ đón đầu về chuyển đổi số và tiếp cận với nền công nghiệp 4.0 trong tương lai không xa.
Kết quả của quá trình đào tạo đã được minh chứng tương đối rõ nét với số lượng sinh viên tốt nghiệp và trở thành nguồn nhân lực cho xã hội, được các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực đánh giá và phản hồi với Nhà trường và Khoa, cũng như sự tin cậy của xã hội với số lượng sinh viên đăng ký học tập, nghiên cứu bậc đại học và sau đại học ngày càng tăng lên đáng kể.